Hen phế quản ở trẻ em là một bệnh mạn tính của đường hô hấp. Vào thời điểm giao mùa, sự chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm lớn cũng là thời điểm mà số trẻ nhập viện vì hen hoặc lên cơn hen tăng đột biến. Các cơn hen thường xuất hiện từ đêm đến sáng sớm, sau một đợt nhiễm trùng nặng ở đường hô hấp do tiếp xúc với bụi, lông, khói bếp than, khói thuốc lá, phấn hoa hoặc hoạt động gắng sức. Nếu không được phát hiện và xử lý sớm, hen phế quản có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.

- Bài thuốc chữa bệnh hen

- Bệnh hô hấp ở trẻ em

Cách nhận biết bệnh hen phế quản ở trẻ em

Cách nhận biết sớm bệnh hen phế quản ở trẻ em:

Hen phế quản ở trẻ em xuất hiện theo từng thể phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Có 3 thể chính hay gặp đó là hen do virus, hen do khởi phát vận động và hen dị ứng. Ứng với mỗi thể có những biểu hiện triệu chứng bên ngoài không giống nhau.

Cách nhận biết bệnh hen phế quản ở trẻ em

Thể hen do virus: Cơn hen thường xuất hiện sau một đợt nhiễm trùng đường hô hấp do virus hoặc vi khuẩn, hay gặp nhất là khi thay đổi thời tiết trong thời điểm chuyển mùa. Trẻ bị hen dạng này thường có cảm giác khó thở, thở rít. Nếu trẻ bị thở khò khè trước 3 tuổi, có cha hoặc mẹ bị hen phế quản hoặc bị chàm, trẻ bị tăng bạch cầu ái toan trong máu, thở khò khè dù không bị cảm lạnh và viêm mũi dị ứng thì cần cảnh giác với bệnh hen phế quản.

Thế hen khởi phát do vận động: Xảy ra khi trẻ đang tập luyện, vui chơi, chạy nhảy. Khi đó, trẻ cần nhiều oxy hơn nên sẽ thở nhanh qua miệng, đường thở phản ứng lại với không khí khô lạnh bằng cách co thắt các cơ quan quanh phế quản làm hẹp đường thở. Những triệu chứng hen do vận động thường là: khò khè, ho, cảm giác nặng ngực, khó thở. Các triệu chứng này có thể xuất hiện sau khi vận động và đạt đỉnh điểm ở khoảng 5-10 phút sau khi ngưng vận động. May mắn rằng, các triệu chứng này đa số giảm dần sau khoảng 20-30 phút mà không cần sử dụng đến thuốc cắt cơn hen. Các bậc cha mẹ nên lưu ý hơn khi cho trẻ tập luyện, kể cả về loại hình vận động, thời gian và cường độ tập luyện,…

Hen dị ứng: Hen dị ứng ở trẻ em chủ yếu xảy ra do trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như bọ mạt, bị nhà, phấn hoa, hoa chất, hoặc một số thức ăn dễ gây kích hoạt cơn hen như bò, gà, trứng gia cầm, tôm, cua, cá biển,… Cách để kiểm soát cơn hen này chủ yếu là kiểm soát các tác nhân gây cơn hen, biết rõ trẻ dễ bị dị ứng với tác nhân nào từ đó hạn chế tiếp xúc với tác nhân đó.

Tổng kết lại, cha mẹ có thể nghi ngờ trẻ bị hen phế quản nếu thấy con em mình có xuất hiện một số triệu chứng cụ thể như sau:

- Ho dai dẳng, đặc biệt nặng hơn về đêm.

- Thở khò khè.

- Thở gắng sức.

- Nặng ngực ở trẻ lớn.

Những yếu tố  nào làm khởi phát cơn hen?

- Thời tiết và nhiệt độ thay đổi đột ngột.

- Cảm cúm/nhiễm trùng đường hô hấp.

- Gắng sức (tập thể dục, nô đùa, khóc, xúc cảm quá mức).

- Khói thuốc lá, khói than.

- Mạt bụi nhà.

- Phấn hoa.

- Nấm mốc.

- Vảy, da, lông thú vật.

- Chất phụ gia trong thực phẩm và các chất bảo quản thực phẩm

- Một số loại dược, mỹ phẩm.

 

Khi lên cơn hen cần xử lý như thế nào?

Khi trẻ lên cơn hen, các bậc cha mẹ cần chú ý điều trị sớm. Có thể áp dụng một số biện pháp sau trước khi cho trẻ đến gặp bác sỹ:

Khi trẻ lên cơn hen cấp: Mẹ nên cho trẻ ra chỗ thoáng khí, không khí trong lành, cho trẻ uống nhiều nước hoặc hít hơi nước làm đờm lãng ra, trẻ sẽ dễ thở hơn.

Khi trẻ lên cơn hen nhẹ: Mẹ có thể sử dụng thuốc giãn phế quản có tác dụng nhanh dạng khí dung, bình xịt định liều, thuốc dạng viên hoặc siro. Lưu ý về liều lượng và cách thức sử dụng thuốc cần tuân theo chỉ định của bác sỹ.

Khi trẻ lên cơn hen nặng: Mẹ nên dùng thuốc giãn phế quản có tác dụng nhanh dạng khí dung hoặc xịt theo chỉ định của bác sỹ, 3 lần mỗi lần cách nhau 30 phút. Ngoài ra cho trẻ uống thêm thuốc, sau khi ăn no, nếu tình trạng không được cải thiện trẻ cần được tới gặp bác sỹ để thăm khám ngay.

Ngoài ra, khi trẻ có biểu hiện lên cơn sốt kéo dài trên 3 ngày, có thể trẻ bị viêm nhiễm do vi khuẩn. Nếu như vậy trẻ cần phải được uống kết hợp thêm kháng sinh. Trẻ dưới 5 tuổi thuốc hít phải dùng qua mặt nạ, hay buồn đệm để có hiệu quả tốt hơn, giảm thiểu tối đa các tác dụng phụ. Cha mẹ có thể giúp trẻ phòng ngừa cơn hen nhưng việc kiểm soát bệnh nhất thiết phải tuân thủ theo chỉ định của bác sỹ.

Điều trị hen phế quản cho trẻ, vai trò của gia đình rất quan trọng:

Đúng là như vậy, cha mẹ cần nắm được diễn biến của bệnh để kết hợp cùng với bác sỹ lập kế hoạch điều trị hen phế quản cho trẻ. Hiện nay, nhiều người chỉ chú trọng tới việc cắt cơn hen trong khi nguyên nhân của bệnh còn là do di truyền, do gen. Cảnh giác với các dấu hiệu hắt hơi, ngứa mũi, ngứa họng, khò khè, khó thở, ho, nặng ngực vì đó có thể là dấu hiệu của hen phế quản. Khi trẻ có những dấu hiệu này, trẻ cần được đi khám tại chuyên khoa hô hấp để điều trị sớm.

Cách nhận biết bệnh hen phế quản ở trẻ em

Hen có diễn biến thất thường. Một số trường hợp ổn định sau khi trẻ lớn trên 5-6 tuổi, nhưng au 15 năm lại bị tái phát, thậm chí 20-30 năm sau bệnh lại tái phát. Nếu bệnh được phát hiện sớm và quản lý điều trị dự phòng có thể giảm tỷ lệ tái phát khi lớn, nhất là các thể hen nặng.

Nhiều bác sỹ chuyên khoa hô hấp khuyên những gia đình có bệnh nhân hen phế quản là hãy trang bị cho gia đình một máy xông khí dung. Vì máy xông khí dung giúp thuốc điều trị hen suyễn tác động trực tiếp vào phổi của người bệnh, nhờ đó mà tác dụng điều trị và cắt cơn hen cũng nhanh hơn. Đây cũng là thiết bị y tế dễ sử dụng, đồng thời còn giảm nguy cơ tác dụng phụ do uống thuốc gây ra.

Cụ thể nhờ máy xông khí dung chuyển đổi thuốc thành dạng sương mịn, giúp cho người bệnh hít thuốc dễ dàng. Chính vì vậy Hội Hô Hấp Việt Nam đã khuyến cáo” máy xông khí dung nén khí, giải pháp đưa thuốc trực tiếp và hiệu quả vào đường thở trong điều trị bệnh hô hấp”.

Với máy xông khí dung iMediCare – iNA 09S có nhiều ưu điểm vượt trội như: 

Máy xông khí dung iMediCare – iNA 09S với công nghệ xông khí dung siêu âm cho hiệu quả xông hơi cao, có thể đưa thuốc trực tiếp đến vị trí cần gây tác dụng, đó là các phế quản và phế nang, nhờ đó, thuốc vào cơ thể nhanh chóng. Điều trị hiệu quả các bệnh như: hen suyễn, viêm phế quản cấp và mãn tính, rối loạn hô hấp. Không chỉ điều trị bệnh hô hấp hiệu quả, sử dụng máy xông mũi họng hàng ngày với nước muối sinh lý có tác dụng phòng bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp rất tốt. Là một thiết bị an toàn, dùng máy xông khí dung còn hạn chế những tác dụng phụ toàn thân của thuốc, nhất là corticoid.

http://thietbiytevietmy.vn/may-xong-khi-dung-imedicare-ina-09s.html

Hãy trang bị cho gia đình mình máy xông khí dung iMediCare – iNA 09S, đặc biệt khi có người trong gia đình bị mắc bệnh mạn tính liên quan đến đường hô hấp.

Các bạn có thể mua máy xông khí dung ngay tại đây để nhận nhiều ưu đãi: Giảm 10% khi đặt online + Free giao hàng toàn quốc.