Bạn không nên sử dụng máy xông khí dung tùy ý hay tái sử dụng đơn thuốc đã kê trước đó của bác sĩ. Bởi kể cả khi bạn dùng máy xông khí dung tại nhà chỉ để xông nước muối sinh lý, thì vẫn có thể gây ra những tác dụng ngoài ý muốn.

Chẳng hạn, nếu bạn lạm dụng xông mũi bằng nước muối sinh lý, mũi bạn sẽ thường xuyên bị ẩm ướt. Đây sẽ là môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi, phát triển nên sẽ khiến người xông mũi thường xuyên dễ bị bệnh hơn. Để phòng bệnh, ngăn ngừa cảm cúm, viêm nhiễm đường hô hấp, tốt nhất bạn chỉ nên xông mũi bằng nước muối sinh lý khoảng 1 – 3 lần/tuần. Để trị bệnh thì thông thường cũng chỉ khoảng 2 – 4 lần/ngày trong khoảng 3 – 5 ngày liên tục.

- Bệnh hen suyễn ở trẻ

- Có nên mua máy xông mũi họng cho bé

Dùng máy xông khí dung tại nhà sao cho đúng cách

Việc dùng máy xông khí dung tại nhà để xông thuốc (về loại thuốc, liều lượng dùng, cách pha thuốc) cần theo đúng chỉ định của bác sĩ kê cho từng lần bị bệnh. Bạn không nên tự ý ra hiệu thuốc mua thuốc xông vì không thể lường trước bệnh tình nặng nhẹ của người thân.

Những lưu ý khi dùng máy xông khí dung tại nhà:

- Ta cần kiểm tra đúng loại và đúng liều thuốc bác sĩ chỉ định

- Sử dụng mặt nạ phù hợp với từng đối tượng. Người lớn có thể dùng ống ngậm hoặc mặt nạ lớn. Trẻ nhỏ nên dùng mặt nạ nhỏ có dây đeo qua đầu. Không nên để mặt nạ xa mặt quá, thuốc sẽ không vào đến phổi sẽ không có tác dụng.

- Không nên quá lạm dụng vào máy xông khí dung. Nếu quá lạm dụng sẽ gây tổn hại cho phổi. Chỉ nên tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ.

- Nguy cơ khi điều trị không đúng là không những không chữa được bệnh mà còn làm cho bệnh nặng hơn. Bởi khi dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm, các vi khuẩn có lợi trong cơ thể bị suy giảm, sức đề kháng kém đi sẽ làm cho người bệnh dễ bị mắc các bênh hô hấp nặng hơn hoặc càng về sau càng khó chữa, lâu khỏi hơn,... Chính vì thế nên việc xông thuốc bằng khí dung cũng có thể gây ra các tác dụng như ho, khàn giọng, nhiễm nấm vùng hầu họng, kích thích niêm mạc hầu họng hoặc kích thích da mặt nếu sử dụng mặt nạ. Để phòng tránh các tác dụng phụ này, người sử dụng máy xông khí dung cần súc miệng và dùng sữa rửa mặt sau mỗi lần xông.

Khi nào nên sử dụng máy xông khí dung

Bình thường ta cũng có thể xông khí dung cho trẻ bằng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi họng. Chỉ khi nào trẻ có các dấu hiệu ho đờm, thở khò khè hay nghẹt mũi sổ mũi ta mới nên xông bằng thuốc. Ngoài việc máy xông khi dung cho trẻ ta cần phải giữ ấm cho trẻ và kết hợp dùng dầu tràm xoa nhẹ vào lòng bàn tay, lòng bàn chân và thái dương cho trẻ. Nhỏ từ 1-2 giọt dầu tràm vào gối của trẻ khi ngủ, trẻ sẽ thấy dễ chịu hơn.

Cách vệ sinh và bảo quản máy xông khí dung

Trong quá trình sử dụng, bạn nên chú ý vệ sinh máy khí dung thường xuyên, nhất là bộ phận lọc không khí, đường ống dẫn khí để hạn chế bụi, vi khuẩn và nấm mốc theo đường xông vào cơ thể gây bệnh. Tốt nhất bạn nên cất ngay lốc máy vào hộp kín, khô sau mỗi lần xông để tránh bụi rơi vào máy.

Bạn cũng cần luôn giữ ống dẫn khí khô ráo. Nếu chẳng may ống bị hấp hơi hoặc bị rơi vào bên trong, hoặc là khi bạn tráng rửa ống dẫn khí, bạn cần cắm một đầu ống dẫn khí vào máy và một đầu để không rồi bật máy cho chạy đến khi ống dẫn khí khô. Các bộ phận của bình xông, mặt nạ xông nên được rửa sạch dưới vòi nước chảy ngay sau mỗi lần dùng. Trước khi sử dụng lại, bạn cần tiệt trùng chúng bằng nước sôi hoặc dung dịch sát trùng rồi để khô ở khu vực không khí sạch sẽ.