Tác dụng của việc đo huyết áp tại nhà

Tác dụng của việc đo huyết áp tại nhà

Theo khuyến cáo của Liên đoàn Tim mạch Thế giới, dù có tăng huyết áp hay không, ngoài 30 tuổi, chúng ta vẫn nên kiểm tra huyết áp thường xuyên bởi căn bệnh tim mạch này diễn biến âm thầm và gây nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

- Cách hạ huyết áp

- Xử lý khi tụt huyết áp

Mỗi năm có 9,4 triệu người tử vong do biến chứng của tăng huyết áp, trong đó 45% là do nhồi máu cơ tim và 51% còn lại là do tai biến mạch máu não. Kiểm tra huyết áp thường xuyên là cách hữu hiệu giúp tầm soát bệnh tăng huyết áp trong cộng đồng.

Lợi ích của việc tự theo dõi huyết áp tại nhà

– Kiểm tra huyết áp thường xuyên giúp phát hiện bệnh sớm, thuận lợi cho điều trị.

– Kiểm soát bệnh chặt chẽ đối với bệnh nhân tăng huyết áp. Từ đó, các bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị và điều chỉnh thuốc hợp lý, hiệu quả.

– Bệnh nhân có thể tự thực hiện thao tác đo huyết áp tại nhà để biết được theo dõi tình trạng huyết áp của mình. Qua đó, người bệnh có thể thấy được những thay đổi tích cực của bệnh tình thông qua việc tuân thủ điều trị và điều chỉnh lối sống khoa học, lành mạnh.

– Đo huyết áp tại nhà giúp phân biệt được giữa tăng huyết áp thực và tăng huyết áp do hội chứng “áo choàng trắng” (tình trạng huyết áp tăng khi đo ở các cơ sở y tế và trở về bình thường khi đo ở nhà).

Cách đo huyết áp tại nhà hiệu quả

Ở người trường thành, khi chỉ số huyếp áp tâm thu trên 140 mmHg và huyết áp tâm trương trên 90 mmHg được xem là tăng huyết áp. Chỉ số huyết áp có thể dao động và thay đổi tại các thời điểm trong ngày phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Một số lưu ý về cách đo huyết áp tại nhà:

– Thời điểm đo: Để theo dõi huyết áp, bạn nên đo huyết áp đều đặn vào cùng một thời điểm mỗi ngày khi cơ thể đang trong trạng thái thư giãn nghỉ ngơi, tâm lý thoải mái.

– Tư thế đo: Tư thế ngồi sao cho băng quấn cánh tay ngang với tim. Không nói hay xem ti vi khi đang đo huyết áp.

– Tần suất đo: Từ 30 tuổi trở lên, với sức khỏe bình thường, chúng ta nên kiểm tra huyết áp ít nhất 1 tháng 1 lần. Đối với bệnh nhân tăng huyết áp cần đo huyết áp hàng ngày. Với những trường hợp đặc biệt cần thiết, bác sĩ có thể yêu cầu đo 2 – 3 lần/ngày hoặc nhiều hơn nữa tùy theo từng thể bệnh.

– Có thể đo huyế áp nhiều lần trong ngày nhưng chỉ sử dụng cùng một loại máy đo huyết áp.

– Lựa chọn máy đo huyết áp tại nhà: Người sử dụng nên lựa chọn các loại máy đo huyết áp điện tử thao tác đơn giản, dễ sử dụng của các thương hiệu uy tín đã được chứng nhận lâm sàng về độ chính xác.

Tại sao sản phẩm máy đo huyết áp iMedicare IBPM-6S hơn hẳn các dòng sản phẩm của các thương hiệu khác trên thị trường?

– Máy có 3 cách cấp nguồn: Sử dụng Pin, Adapter hoặc kết nối qua cổng USB mà các máy đo huyết áp khác thường chỉ có 2 cách, với cách kết nối qua cổng USB, chỉ cần một dây xạc điện thoại thông minh là bạn có thể dễ dàng đo huyết áp.

– Máy có màn hình LCD lớn, dễ đọc kết quả đo, cảnh báo khi đo ở tư thế sai. Có giọng nói bằng Tiếng Anh hướng dẫn sử dụng, có thể tắt bật giọng nói.

– Nếu như bạn bị máu nhiễm mỡ và xơ vữa động mạch, sử dụng máy đo huyết áp iMedicare IBPM-6S cho kết quả vẫn hoàn toàn chính xác

– Kết quả đo chính xác, dễ dùng, bền bỉ nhưng mức giá của iMedicare IBPM-6S thấp hơn so với các máy đo huyết áp cùng loại thương hiệu khác. 

Máy đo huyết áp bắp tay iMediCare iBPM-6S

Các bạn có thể đặt mua máy đo áp huyết iMedicare ngay tại đây để nhận nhiều ưu đãi: Giảm 10% khi đặt online + Free giao hàng toàn quốc.

Bài viết liên quan
Thảo Nguyễn May 10, 2018

5 loại vitamin giúp tuần hoàn máu tốt hơn

Tuần hoàn máu là một chức năng rất quan trọng của cơ thể và ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Hành động bơm máu của tim giúp vận chuyển máu chứa oxy và chất dinh dưỡng tới tất cả các mô và các cơ quan bên trong cơ thể. Máu cũng vận chuyển chất thải từ mô cơ thể tới cơ quan bài tiết để ra ngoài. Sự tuầ...
Author December 13, 2017

3 Giai đoạn liệt nửa người sau tai biến mạch máu não và cách điều trị

Tai biến mạch máu não là bệnh lý thường gặp khi đột ngột ngừng cung cấp máu lên não, làm cho vùng não bị tổn thương và để lại các di chứng nặng nề như: liệt nửa người, rối loạn ngôn ngữ nhận thức, nói ngọng, ăn uống rơi vãi… ...
Author December 13, 2017

13 thực phẩm Tốt cho người Huyết áp cao

Huyết áp cao hay còn gọi là bệnh cao huyết áp là yếu tố gây nên các bệnh về tim mạch, bệnh thận, đột quỵ và một số bệnh khác. Cao huyết áp được gọi là kẻ giết người im lặng bởi nó gây ra các triệu chứng nếu không được chú ý và điều… ...
Author December 13, 2017

17 cách để giảm huyết áp cho người bệnh huyết áp cao

Tăng huyết áp là một tên khác của bệnh huyết áp cao . Nó thường được gọi là “kẻ sát nhân im lặng”. Bạn có thể bị tăng huyết áp mà không hề hay biết vì nó thường không triệu chứng. Khi huyết áp không kiểm soát được trong một thời gian dài, nó sẽ làm tăng nguy cơ bị đau tim, đột quỵ và các bệnh ngu...