Người cao tuổi  do quá trình lão hóa, khó tránh khỏi việc nhức mỏi tay chân, đau xương khớp. Tuy vậy, biết cách phòng và tự điều trị thì sẽ hạn chế sự tiến triển của bệnh.

Thoái hóa khớp là bệnh lý thường gặp nhất trong 100 loại tổn thương về viêm khớp khác nhau. Ở người cao tuổi, hầu hết ai cũng bị bệnh này do lớp sụn ở đầu xương trong khớp bị thoái hóa, ăn mòn làm bề mặt sụn xương trở nên thô ráp, làm xương bị tổn thương và gây đau cho người bệnh mỗi khi cử động.

Các khớp thường hay bị thoái hóa nhất là: Khớp háng, khớp gối, khớp bàn tay, bàn chân, khớp vai và các khớp cột sống cổ, cột sống thắt lưng.

Triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp:

Triệu chứng điển hình của bệnh là đau tại khớp bị thoái hóa và thường có biểu hiện cứng khớp vào mỗi sáng. Khi khớp vận động, có thể nghe thấy những tiếng kêu lục khục, trường hợp nặng các khớp vào mỗi buổi sáng. Khi khớp vận động, có thể nghe thấy những tiếng kêu lục khục, trường hợp nặng các khớp có thể còn bị sưng, phù nề, căng khiến cho việc đi lại trở nên khó khăn. Để chuẩn đoán chính xác, người bệnh nên chụp X-quang, cộng hưởng từ để biết tình trạng của khớp khi các triệu chứng trên kéo dài.

thoái hóa cột sống

Càng cao tuổi người già dễ mắc thoái hóa khớp

Người cao tuổi phải làm gì khi bị thoái hóa khớp:

Khi bị đau, việc đầu tiên phải làm là giảm đau. Người bệnh có thể chườm lạnh ( dùng khăn thấm nước lạnh), sau đó chườm bằng nước nóng. Hoặc xoa bóp nhẹ nhàng rồi dùng dầu gió, kem xoa vào các khớp làm cho nóng lên.

Nếu có hiện tượng cứng khớp gối, người bệnh cần tập động tác co, duỗi, vặn mình nhẹ nhàng, xoay cổ sang phải, sang trái một cách nhẹ nhàng.

Người bệnh cũng có thể áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu giúp hỗ trợ cho vận động khớp, tăng khả năng lưu thông máu tới khớp giúp cơ thể bớt mệt mỏi, giảm sưng, đau. Kết hợp với việc dùng các thực phẩm chức năng có nguồn gốc thiên nhiên, chiết xuất từ thảo dược vừa có tác dụng chữa thoái hóa khớp, giúp giảm đau, tái tạo khớp.

Phòng ngừa thoái hóa khớp:

- Ngoài 40 tuổi, mọi người cần xây dựng cho mình một chế độ sinh hoạt, tập luyện đều đặn mỗi ngày như: chơi thể thao, tập dưỡng sinh, đi bộ. Nhưng khi đi bộ, người cao tuổi không nên đi quá xa gây mệt mỏi, đôi khi còn phản tác dụng.

tập luyện thể thao

Người cao tuổi nên có chế độ sinh hoạt, tập luyện thường xuyên

- Cần hạn chế vác nặng, làm việc quá sức để tránh thoái hóa khớp xảy ra.

- Thường xuyên tập luyện các động tác tốt cho xương khớp như: xoa bóp, đi lại thường xuyên, tránh ngồi một chỗ quá lâu. Với những người tuổi cao, sức khỏe yếu thì hạn chế lên xuống cầu thang.

- Người cao tuổi nên đi khám bệnh định kỳ 3 tháng/lần để biết tình trạng bệnh của mình và biết cách phòng tránh.

Các bạn có thể đặt mua đai nẹp cột sống-thân mình ngay tại đây nhận nhiều ưu đãi: GIẢM 10% khi đặt online + FREE giao hàng toàn quốc