Loãng xương là một chứng bệnh làm mất mô xương. Khi mô xương bị mất đi, xương trở nên giòn và dễ vỡ hơn.

>> Thoái hóa khớp gối

Dấu hiệu của loãng xương

Tình trạng mất xương (hay còn gọi là giảm mật độ xương) do bệnh loãng xương thường không biểu hiện triệu chứng rõ ràng. Mọi người có thể không biết họ mắc bệnh cho đến khi xương trở nên yếu đi, dễ gãy khi gặp những sang chấn nhỏ ví dụ như trẹo chân, va đập hoặc té ngã.

Giảm mật độ xương khiến xương ở cột sống có thể bị xẹp (còn gọi là gãy lún). Biểu hiện của tình trạng này bao gồm có cơn đau lưng cấp, giảm chiều cao, dáng đi khom và gù  lưng.

Chứng bệnh loãng xương

Các yếu tố nguy cơ của loãng xương

Phụ nữ, nói chung, có nhiều khả năng bị loãng xương nhiều hơn nam giới do tổng khối lượng xương thấp hơn do với nam giới. Khi bạn mắc một hoặc nhiều các yếu tố nguy cơ sau đây, nguy cơ bị mắc bệnh loãng xương càng cao:

+Mãn kinh trước tuổi 45

+Gia đình có phụ nữ lớn tuổi bị gãy xương

+Đã từng bị gãy xương

+Có các bệnh đi kèm như: Bệnh nội tiết, viêm khớp dạng thấp, bệnh thận hoặc  hội chứng Cushing

+Đã trải qua quá trình điều trị ung thư

Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm:

+Có rối loạn ăn uống: đã hoặc đang mắc chứng biếng ăn

+Chế độ ăn ít canxi hoặc bị thiếu vitamin D

+Nhẹ cân hoặc cấu trúc xương nhỏ

+Chủng người da trắng hoặc người Châu Á

+Lớn tuổi

+Lối sống không lành mạnh: hút thuốc, uống nhiều rượu bia hoặc thức uống có nhiều caffeine, và không tập thể dục đầy đủ.

+Dùng một số loại thuốc như corticosteroid hoặc heparin trong thời gian dài

Các xét nghiệm kiểm tra bệnh loãng xương

Trao đổi với bác sĩ của bạn về các xét nghiệm chẩn đoán loãng xương. Bác sĩ của bạn có thể có chỉ định các xét nghiệm khác nhau:

Nghiệm pháp đánh giá mật độ xương - Chụp X quang để đo mật độ xương ở phần cột sống thắt lưng, vùng cổ xương đùi hoặc cổ tay. Phương pháp chụp X quang hấp thụ năng lượng kép (DXA) là phương pháp phổ biến nhất. Nghiệm pháp này không gây đau đớn và chỉ mất vài phút. Các kết quả của nó cho biết lượng xương bị mất.

Xét nghiệm máu và nước tiểu để kiểm tra lượng hormon và tìm kiếm các nguy cơ làm tăng sự mất xương như sự thiếu hụt các loại vitamin hoặc khoáng chất trong cơ thể.

Những lưu ý cho người bị loãng xương

- Đừng cung cấp lượng canxi trên mức khuyến cáo.

- Vitamin D giúp cơ thể bạn hấp thụ canxi. Nguồn chính của vitamin D cho hầu hết mọi người là ánh nắng mặt trời. Đối với những người có da sáng, 15 đến 20 phút phơi nắng mỗi ngày là đủ cho cơ thể tạo ra vitamin D. Đối với những người có da sẫm màu, phơi nắng  30 phút một ngày. Nếu không đủ ánh nắng mặt trời, hãy nạp vào cơ thể 600 đơn vị quốc tế (IU) mỗi ngày cho người ở độ tuổi từ 1 đến 70 tuổi và 800 IU mỗi ngày từ 71 tuổi trở lên.

- Duy trì trọng lượng tiêu chuẩn. Thiếu cân làm bạn có nguy cơ bị loãng xương cao.

- Thực hiện các bài tập ở dáng đứng như đi bộ, chạy bộ, nhảy múa và thể dục nhịp điệu 3-4 giờ mỗi tuần.

- Ngừng hút thuốc.

- Hạn chế uống chất có cồn, caffein và những loại có ga.

- Nói chuyện với bác sĩ của bạn về các loại thuốc bạn đang sử dụng có nguy cơ gây giảm mật độ xương

- Hỏi bác sĩ về liệu pháp thay thế estrogen nếu bạn đang trong thời kỳ mãn kinh hoặc đã cắt bỏ buồng trứng. Estrogen có thể ngăn ngừa mất xương nhiều hơn, nhưng điều trị này có những rủi ro về sức khỏe. Bác sĩ sẽ giúp bạn phân tích về lợi ích cũng như rủi ro khi trị liệu hormone thay thế.

Bổ sung canxi cho người bị loãng xương thế nào?

Bổ sung canxi đúng tiêu chuẩn

Ăn khẩu phần giàu canxi hoặc bổ sung canxi mỗi ngày:

+ Đối với người lớn từ 19 đến 50 tuổi, ăn 3 bữa hoặc hấp thụ 1000 miligam canxi mỗi ngày.

+ Nam giới trên 50 tuổi, ăn 3 bữa hoặc 1000 mg canxi mỗi ngày.

+ Nam giới trên 70 tuổi, ăn 4 bữa hoặc 1200 mg canxi mỗi ngày.

+ Nữ giới trên 50 tuổi, ăn 4 bữa hoặc 1200 mg canxi mỗi ngày.

+ Nguồn canxi trong thực phẩm bao gồm sữa, các sản phẩm từ sữa hoặc các loại thực phẩm giàu canxi như nước trái cây hoặc ngũ cốc.

+ Thực phẩm chức năng từ canxi cũng là sự chọn cho bạn nếu bạn không dung nạp đủ canxi trong chế độ ăn uống của bạn.

Ngoài ra, khi đã bị loãng xương, sẽ dễ mắc phải các bệnh lý về cột sống như thoát vịa đĩa đệm, đau lưng,… Lúc này bạn nên sử dụng đai lưng cột sống để hỗ trợ cho xương sống, tránh các cơn đau khi loãng xương nhé!

Xu hướng tìm kiếm: Chứng bệnh loãng xương
Bài viết liên quan