Rối loạn cơ xương khớp có nguy hiểm không là câu hỏi của rất nhiều người khi biết mắc phải tình trạng nay. TBYT Việt Mỹ sẽ có câu trả lời cho bạn ngay dưới đây.
Rối loạn cơ xương khớp là gì?
Rối loạn về cơ xương khớp là một tình trạng suy yếu chức năng của các khớp, dây chằng, cơ bắp, thần kinh, gân và xương sống. Hệ thống cơ xương của bạn đóng vai trò quan trọng để tạo ra bộ khung chơ cơ thể. Rối loạn về cơ xương thường là các bệnh thoái hóa, có nghĩa là những bệnh làm cho các mô cơ thể của bạn bị phá hủy khi bạn già đi. Điều này có thể dẫn đến đau và làm giảm khả năng di chuyển, kết quả là có thể ngăn cản bạn thực hiện các hoạt động hàng ngày của bạn.
Những triệu chứng và dấu hiệu của bệnh rối loạn cơ xương khớp là gì?
Rối loạn cơ xương khớp cũng gây ra tình trạng viêm ở nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể. Những người bị rối loạn cơ xương khớp có thể cảm thấy đau ở toàn bộ cơ thể của họ. Các cơ trong cơ thể có cảm giác như bị đốt hoặc vặn xoắn như thể là chúng đang làm việc quá sức hoặc bị kéo dãn ra. Các triệu chứng sẽ khác nhau từ người này sang người khác, nhưng những dấu hiệu và triệu chứng thông thường bao gồm:
- Đau/đau khi ấn
- Mệt mỏi
- Rối loạn giấc ngủ
- Viêm, sưng, đỏ
- Giảm phạm vi chuyển động của khớp
- Mất chức năng hoạt động của khớp
- Ngứa ran
- Tê hoặc cứng cơ, khớp
- Cơ yếu hoặc giảm lực cầm nắm.
Rối loạn cơ xương khớp
Nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn cơ xương khớp
Do cơ xương khớp bao gồm nhiều bộ phận trên cơ thể của chúng ta, vì vậy nguyên nhân gây đau cơ xương rất đa dạng. Nguyên nhân chính xác của đau phụ thuộc vào:
Tuổi tác: Người lớn tuổi có nhiều khả năng bị đau cơ do các bộ phần đang bị lão hóa;
Nghề nghiệp: Một số công việc đòi hỏi thực hiện các động tác lặp đi lặp lại hoặc phải duy trì những tư thế không tốt cho sức khỏe sẽ làm tăng nguy cơ xuất hiện các rối loạn cơ xương khớp;
Mức độ hoạt động: Sử dụng quá nhiều cơ bắp hoặc không hoạt động ví dụ như ngồi cả ngày có thể gây ra rối loạn cơ xương khớp;
Lối sống: Các vận động viên thường có nhiều nguy cơ mắc phải rối loạn cơ xương khớp.
Các mô cơ thể bị hư hỏng và hao mòn do quá trình hoạt động hằng ngày. Ngoài ra, chấn thương do một tai nạn xe hơi, té ngã, cũng có thể gây ra đau cơ xương khớp. Những nguyên nhân khác bao gồm đau do đứng hay ngồi ở tư thế cột sống không thẳng trong một thời gian dài.
Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh rối loạn cơ xương khớp
Rối loạn cơ xương khớp thường xảy ra khi bạn hoạt động một nhóm cơ hoặc khớp trong một thời gian dài mà không nghỉ ngơi. Sau đây là những hoạt động có thể làm bạn tăng nguy cơ xuất hiện các rối loạn về cơ xương khớp:
- Dùng nhiều lực: Sử dụng lực để làm những động tác như nâng, đẩy, kéo hoặc chở các vật nặng;
- Hoạt động lặp lại: Vận động lặp đi lặp lại một nhóm cơ nào đó;
- Vận động sai tư thế: Uốn hoặc vặn vẹo cơ thể của bạn trong một thời gian dài;
- Rung: Một số công cụ và thiết bị làm cơ thể bạn rung lên trong quá trình bạn làm việc.
Các hoạt động và thể thao đòi hỏi chúng ta phải tác dụng một lực nhất định. Khi bạn cố gắng tạo ra một lực lớn hơn so với khả năng của cơ thể có thể chịu đựng được, các tổn thương khớp sẽ xảy ra, ngoài ra việc lặp đi lặp lại các hoạt động cũng có thể gây ra tổn thương lên cơ xương khớp.
Khi bạn phải thực hiện một hoạt động nào đó lặp đi lặp lại, hãy nghĩ ngơi một chút để những nhóm cơ được sử dụng có thời gian hồi phục. Ngay cả khi thực hiện những hoạt động nhẹ nhàng nhưng có lặp đi lặp lại, ví dụ như đánh máy, cũng vẫn có thể dẫn đến mệt mỏi, tổn thương mô, và cuối cùng, gây đau và khó chịu. Nguy cơ phát triển rối loạn cơ xương sẽ tăng khi tốc độ của hành động tăng lên, hoặc khi bạn ở tư thế không tốt.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh rối loạn cơ xương khớp?
Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của cơn đau, có những phương pháp điều trị khác nhau cho các rối loạn cơ xương khớp
Đối với đau nhẹ hoặc thỉnh thoảng, bạn có thể dùng các thuốc giảm đau như ibuprofen hay paracetamol. Các thuốc kháng viêm không chứa steroid có thể được sử dụng để điều trị viêm và đau.
Với cơn đau nặng hơn, bạn có thể cần thuốc giảm đau mạnh hơn sẽ cần phải có toa của bác sĩ. Đối với tình trạng đau liên quan đến công việc, vật lý trị liệu có thể giúp bạn tránh bị tổn thương thêm và làm giảm đau.
Phương pháp điều trị khác có thể bao gồm:
- Kỹ thuật thư giãn
- Tiêm với các thuốc gây tê
- Tập các bài tập thể dục giúp tăng cường sức cơ và dãn cơ
- Vật lý trị liệu cột sống
- Xoa bóp chữa bệnh