Lao cột sống là bệnh lý về xương cột sống nghiêm trọng nhưng vẫn có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu phát hiện sớm. Vì vậy nếu bạn đang có dấu hiệu đau lưng thì hãy xem những dấu hiệu nhận biết dưới đây để biết mình có phải bị bệnh lao cột sống không nhé.

>> Bệnh cơ xương khớp

>> Viêm khớp mãn tính

Bệnh lao cột sống là gì?

Lao cột sống hay mục xương sống do lao là một dạng bệnh lý lao ngoài phổi, thường gặp nhất trong hệ vận động. Lao hệ thống xương khớp chiếm khoảng 1/5 các trường hợp lao ngoài phổi (lao thận niệu sinh dục, lao màng bụng, lao màng não…). Riêng ở nước ta, lao cột sống chiếm khoảng 65% của lao hệ xương khớp, gồm: lao cột sống, lao khớp (háng, gối, cổ chân, vai, khuỷu, cổ tay...)

Tìm hiểu chung về bệnh lao cột sống

Phân loại bệnh lao cột sống

Lao cột sống thường hay gặp nhất ở cột sống ngực và cột sống thắt lưng, trong đó:

Đoạn dưới của cột sống ngực chiếm tỷ lệ cao nhất (40 – 50%).

Tiếp theo là cột sống thắt lưng (chiếm 35 – 45%).

Lao ở cột sống cổ chỉ gặp khoảng 10%.

Bệnh lao cột sống gặp ở cả hai giới nam và nữ với tỷ lệ mắc bệnh như nhau. Lứa tuổi từ 20 – 40 chiếm tới 60% số bệnh nhân bị lao cột sống.

Triệu chứng bệnh lao cột sống

Lao cột sống là bệnh mạn tính, thứ phát. Sự phá huỷ các thân đốt sống xảy ra âm thầm, vì thế các triệu chứng xuất hiện rất chậm. Các triệu chứng chủ quan của lao cột sống cũng giống lao phổi: sốt nhẹ về chiều, biếng ăn hay chán ăn, mất trọng lượng, ốm dần, mỏi mệt...

- Đau: lúc đầu âm ỉ, tăng về chiều đến về đêm, nơi vùng đốt sống bị tổn thương. Ngồi lên, đi lại đau tăng thêm. Đau thường khu trú ở một, hai đốt sống vùng ngực, nếu bị lao cột sống ngực. Đau càng ngày càng tăng cường độ, nhất là khi mắc lao vùng thắt lưng. Đau do lao cột sống thắt lưng có thể dữ dội hơn cả đau thần kinh toạ khi cột sống thắt lưng bị phá huỷ nặng, một hay hai chân co giật và đau lan theo rễ thần kinh bị chèn ép. Đau giả thần kinh toạ là một ám ảnh lớn của bệnh nhân mắc lao cột sống thắt lưng thấp.

- Teo chân: chân teo nhỏ lại, nhất là vùng trước ngoài cẳng chân hay bắp chuối chân, thường thấy trong lao cột sống thắt lưng. Triệu chứng teo một hay hai chân xuất hiện nhanh do chèn ép rễ thần kinh cẳng chân. Teo hai chân đồng bộ thấy trong liệt vận động hai chân, do chèn ép tuỷ sống, xuất hiện chậm hơn.

- Rối loạn biến dưỡng da, lông, móng: hay thấy ở hai chân khi có chèn ép rễ thân kinh.

- Áp xe lao: thường thấy phồng lên trong ổ bụng dưới bên phải hay bên trái. Khi áp xe này lớn sẽ chui qua dây chằng bẹn, xuống đùi, giống dạng áp xe hình nút áo. Áp xe lao có thể lớn sau mông, vùng tam giác Petit trên mào chậu sau, xuống vùng u toạ, hay ra mặt ngoài đùi… Áp xe vùng cổ rất ít thấy, nằm trên vùng ức – cổ hay trên xương đòn. Dò mủ xảy ra khi áp xe quá lớn dưới da, áp xe bể và chảy mủ ra da. Chỗ dò mủ rất khó lành nếu bệnh nhân không được chẩn đoán ra biến chứng áp xe do lao cột sống và điều trị kháng lao đúng mức.

- Liệt vận động hai chân: thường thấy hơn liệt vận động tứ chi, đa phần do lao cột sống ngực thấp. Liệt vận động tứ chi hay hai chân là biến chứng nặng nhất có thể đưa đến tử vong.

Điều trị bệnh lao cột sống

Nội khoa

Dùng các thuốc chống lao từ 9 – 12 tháng tùy theo từng bệnh nhân cụ thể.

2 tháng đầu tiên dùng 4 thuốc, trong đó 2 thuốc nên lực chọn đầu tiên là isoniazid và rifampicin, kết hợp với 2/3 loại thuốc sau: pyrazinamid, ethambutol, streptomycin.

Sau đó duy trì với 3 thuốc: isoniazid, rifampicin, pyrazinamid.

Trong quá trình điều trị, bệnh nhân bị lao cột sống cần được theo dõi thường xuyên gồm: đáp ứng với điều trị, tác dụng phụ của thuốc điều trị lao.

Khi bệnh nhân đáp ứng với điều trị kém: đau cột sống ngày càng tăng – không thuyên giảm, các triệu chứng thần kinh do chèn ép tiến triển nặng hơn, biến dạng cột sống (gù) nhiều hơn, máu lắng không giảm có thể do vi khuẩn lao kháng thuốc, cần xem xét khả năng phẫu thuật cho bệnh nhân.

Sử dụng thuốc điều trị bệnh

Ngoại khoa

Trường hợp chỉ định điều trị ngoại khoa

Chỉ định điều trị ngoại khoa trong các trường hợp sau:

Tổn thương thần kinh do chèn ép tủy: liệt 2 chi dưới, yếu 2 chi dưới, liệt tứ chi, hội chứng đuôi ngựa.

Biến dạng cột sống nhiều gây hạn chế vận động của cột sống.

Bán trật khớp hoặc trật khớp do tổn thương lao phá hủy đốt sống nhiều.

Abcess cạnh đốt sống.

Không đáp ứng với điều trị nội khoa.

Khi sinh thiết vào vùng đốt sống bị tổn thương, hình ảnh mô bệnh học không đặc hiệu, không giúp cho chẩn đoán xác định.

Phương pháp phẫu thuật

Phụ thuộc vào: vị trí và mức độ tổn thương cột sống, biến dạng cột sống, mức độ chèn ép tủy sống.

Phương pháp mổ: lấy ổ abcess, lấy xương chết, giải phóng chèn ép, làm cứng khớp.

Vấn đề cố định

Khi tổn thương cột sống nhẹ, bệnh nhân nên nằm nhiều, tránh vận động và mang vác nặng, không cần cố định bằng bột.

Trong thời gian bệnh tiến triển, bệnh nhân cần nằm nhiều, nên dùng giường bột để bệnh nhân có thể thay đổi tư thế nhiều lần trong ngày, tránh cứng khớp và teo cơ. Thời gian cố định 3 – 6 tháng.

Bó bột khi tổn thương nặng ở cột sống cổ hoặc cột sống bị di lệch nhiều có thể gây chèn ép.

Sau khi tìm hiểu chung về bệnh lao cột sống trên đây chắc hẳn bạn đã nắm rõ được bệnh này. Chúc các bạn có một sức khỏe thật tốt!